image banner
Cơ cấu tổ chức

anh tin bai

1. Phòng Tổ chức - Hành chính; 

2. Phòng Tư vấn trợ giúp đối tượng;

3. Phòng Quản lý giáo dục; 

4. Phòng Quản lý tâm thần;

5. Phòng Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng;

*TỔ CHỨC BỘ MÁY:

Bộ máy lãnh đạo của Trung tâm Bảo trợ xã hội 
 
1. Nông Thị Duyên - Giám đốc Trung tâm; Điện thoại: 3.852.646
2. Triệu Mai Hương - Phó Giám đốc
3. Vũ Văn Cảnh -  Phó Giám đốc

4. Triệu Thu Hường - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính 

5. Lê Thị Lụa - Trưởng phòng Tư vấn trợ giúp đối tượng
 
6. Hà Thị Yến Phương - Trưởng phòng Quản lý đối tượng

7.  Phạm Bích Hưởng - Phó Trưởng phòng Quản lý tâm thần

8  Lý Thị Lê - Trưởng phòng Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng 


Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng - Đại điểm trụ sở chính: Tổ 7, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Điện thoai: 02063.852.646; Hòm thư công vụ của Trung tâm: ttbtxh@caobang.gov.vn

Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2019 Quyết định sửa đổi một số điều của Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Lãnh đạo Sở có Giám đốc và 03 Phó giám đốc.

Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 4, Điều 4 của Thông tư số 05 ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ - CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xác định danh mục vị trí việc làm trong cơ quan theo thứ tự sau:

          1. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

          1.1. Giám đốc Sở:

* Công việc lãnh đạo quản lý điều hành:

- Quản lý, chỉ đạo chung về mọi lĩnh vực công tác của ngành;  Chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của ngành; Chỉ đạo dự thảo ch­­ương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo tổ chức bộ máy; quản lý biên chế; công tác cán bộ; cải cách hành chính; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, thi đua - khen thưởng, kỷ luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện quản lý hoạt động của cơ quan sử dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008; ISO 9001; 2015; Quản lý  tài chính - tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo công tác Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Tổ chức cán bộ; Xây dựng cơ bản; Thanh tra;

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho các phòng thực hiện.

- Xem xét, chỉnh sửa, bổ sung và ký duyệt các văn bản của phòng, đơn vị trực thuộc Sở trình (dự thảo quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quyết định, chương trình hành động, Chỉ thị, Nghị quyết, Tờ trình xin chủ trương về xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, báo cáo, trả lời ý kiến cử tri...

- Họp giao Ban lãnh đạo sở (1 lần/tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc, 1 lần/tháng

- Chủ trì các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và tổ chức, chủ trì họp với các ngành giải quyết các công việc liên quan tại Sở.

- Tham gia kỳ họp HĐND, các cuộc họp UBND tỉnh triển khai các công việc liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực.

- Họp Ban chấp hành Tỉnh uỷ: 4 kỳ/năm

- Nghiên cứu góp ý kiến cho văn bản của Tỉnh ủy, UBND, các ngành.

- Đi họp và làm việc ở các Bộ, Ngành Trung ương

- Đi công tác các huyện.

          1.2.  01 Phó giám đốc Sở

 * Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành:

- Chỉ đạo điều hành các công việc thuộc lĩnh vực; Phòng, chống tệ nạn xã hội; công tác bảo trợ xã hội - Xoá đói giảm nghèo, hướng dẫn đôn đốc theo dõi, kiểm tra các công việc của phòng hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng;

- Phụ trách Cơ sở cai nghiện ma túy; Trung tâm Bảo trợ xã hội

- Chỉ đạo xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch, giải pháp về công tác bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong từng giai đoạn và hàng năm. Tiến hành điều tra đánh giá kết quả giảm nghèo, bảo trợ xã hội.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 32 về phát triển Nghề - công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Đề án 1215 về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thẩn  giai đoạn 2011 -2020.

- Chỉ đạo Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK hàng năm và giai đoạn.

- Chỉ đạo xây dựng các Đề án, dự án các cơ sở Bảo trợ xã hội trực thuộc ngành.

- Tham mưu giúp Giám đốc sở về công tác thường trực Ban Chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo, Nghị quyết 30a về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 05 huyện nghèo của tỉnh.

- Chỉ đạo điều hành và thực hiện các nội dung, công việc khác khi được Giám đốc ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho phòng được phụ trách thực hiện.

- Xử lý các văn bản và giao nhiệm vụ các phòng khi được Giám đốc ủy quyền.

- Họp giao Ban lãnh đạo sở (1 lần/tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, tháng 1 lần.

- Tham gia các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở (họp với phòng được phụ trách, HĐTĐKT, HĐ sáng kiến giải pháp hữu ích, Tổng kết cơ quan, hội  nghị CCVC, kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở). Tổ chức và chủ trì họp với các ngành về lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội...

- Tham gia các cuộc họp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành tổ chức

- Đi công tác ngoài tỉnh

- Đi công tác các huyện, thành phố

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm

- Nghiên cứu góp ý cho văn bản của các ngành xin ý kiến.

- Nghiên cứu các văn bản, văn bản mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, Ngành để vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác chuyên môn.

- Thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung và ký các văn bản của phòng, đơn vị trực thuộc, lĩnh vực được phụ trách theo thẩm quyền.

          1.3.  01 Phó Giám đốc

* Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành:

- Chỉ đạo xây dựng Dự thảo các quyết định, chỉ thị; ch­ư­ơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Lao động -TBXH;

- Chỉ đạo theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm.

          - Tham mưu, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về người có công, công tác Lao động- Việc làm;

- Chỉ đạo điều hành các lĩnh vực người có công, công tác Lao động- Việc làm; Trung tâm Dịch vụ việc làm; Trung tâm Điều dưỡng người có công và CSSKCB tỉnh; Hướng dẫn đôn đốc theo dõi, kiểm tra các công việc của phòng hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng;

- Chỉ đạo điều hành và thực hiện các nội dung, công việc khác khi được Giám đốc ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho phòng được phụ trách thực hiện

- Xử lý các văn bản và giao nhiệm vụ các phòng khi được Giám đốc ủy quyền

- Họp giao Ban lãnh đạo sở (1 lần/ tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, tháng 1 lần

- Tham gia các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở (họp với phòng được phụ trách, HĐTĐKT, Tổng kết cơ quan, hội nghị CBCC, kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở). Tổ chức và chủ trì họp với các ngành về lĩnh vực  Phòng, chống tệ nạn xã hội, công tác Lao động -Tiền lương - Bảo hiểm xã hội.

- Tham gia các cuộc họp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành tổ chức

- Đi công tác ngoài tỉnh

- Đi công tác các huyện, thành phố

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm

- Nghiên cứu góp ý cho văn bản của các ngành xin ý kiến

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách; điều chỉnh cơ chế, chính sách địa phương

- Nghiên cứu các văn bản, văn bản mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, Ngành để vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn

- Thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung và ký các văn bản của các phòng, lĩnh vực thuộc thẩm quyền và khi được Giám đốc ủy quyền (báo cáo, Tờ trình, công văn...)

1.4. 01 Phó Giám đốc

* Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành:

- Chỉ đạo xây dựng Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về dạy nghề; xây dựng Chương trình, Đề án, Dự án phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động Chương trình Bảo vệ trẻ em theo Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng kế hoạch hoạt động các mô hình Bảo vệ trẻ em trình UBND tỉnh phê duyệt

- Chỉ đạo điều hành các công việc của phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng Giáo dục nghề nghiệp, trường Trung cấp nghề; hướng dẫn đôn đốc theo dõi, kiểm tra các công việc của phòng hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng.

- Chỉ đạo điều hành và thực hiện các nội dung, công việc khác khi được Giám đốc ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho phòng được phụ trách thực hiện.

- Xử lý các văn bản và giao nhiệm vụ các phòng khi được Giám đốc ủy quyền

- Họp giao Ban lãnh đạo Sở (1 lần/ tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, tháng 1 lần

- Tham gia các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở (họp với phòng được phụ trách, HĐTĐKT, Tổng kết cơ quan, hội  nghị CCVC, kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở, họp với các ngành về lĩnh vực dạy nghề và trẻ em.

- Họp UBND tỉnh, các ngành

- Đi công tác ngoài tỉnh

- Đi công tác các huyện, thành phố

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm

- Nghiên cứu góp ý cho văn bản của các ngành xin ý kiến.

- Nghiên cứu các văn bản, văn bản mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, Ngành để vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác chuyên môn

- Thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung và ký các văn bản của các phòng, lĩnh vực thuộc thẩm quyền và khi được Giám đốc ủy quyền

2. Vị trí Trưởng phòng

2.1. Trưởng phòng Kế hoạch  -Tài chính

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

 -  Phân công nhiệm vụ và quản lý công chức trong phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công chức trong phòng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng

- Tham mưu cho L·nh đạo Sở về c«ng t¸c kÕ ho¹ch - tµi chÝnh cña ngµnh.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

- Tổng hợp trình Lãnh đạo Sở kế hoạch 5 năm, hàng năm các chương trình dự án thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Tổng hợp báo cáo công tác chuyên môn và xây dựng chương trình kế hoạch công tác của phòng tháng, quý, năm.

- Thực hiện tiếp nhận văn bản đi, đến, soạn thảo các loại văn bản liên quan đến công tác Kế hoạch -Tài chính.

- Phối hợp với các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc sở về công tác kế hoạch - tài chính, lập dự toán kinh phí hàng năm, kinh phí bổ sung.

- Phối hợp với các Phòng chuyên môn của Sở lập dự toán chi tiết các chương trình thực hiện theo chỉ tiêu được giao.

- Tổ chức thực hiện xét duyệt quyết toán nguồn kinh phí Địa phương và kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công.

- Chuyên quản công tác Kế hoạch – tài chính đối với Trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Đông, Trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Tây, Trung tâm dạy nghề huyện Hà quảng, Phục Hòa.

- Trực tiếp thực hiện kế toán chi tiết, tổng hợp báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí: Chương trình MTQG về việc làm và dạy nghề, CTMTQG giảm nghèo, kinh phí Sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em, kinh phí Đề án phát triển nghề công tác xã hội và kế toán kinh phí Quỹ bảo trợ trẻ em.

- Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

- Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

          2.2. Trưởng phòng Bảo trợ xã hội

* Công việc lãnh đạo quản lý, điều hành

Quản lý, phân công, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các công chức, nhân viên  trong phòng thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng:

Tham mưu cho lãnh đạo sở tổ chức các cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan để phối hợp thực hiện các công việc do phòng phụ trách

Xây dựng kế hoạch chương trình công tác của phòng và kế hoạch triển khai thực hiện CTMTQGGN, NQ 30a, các kế hoạch thực hiện công tác bảo trợ xã hội hàng năm và giai đoạn.

Chỉ đạo xây dựng các văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố, các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn của tỉnh triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo - bảo trợ xã hội

Chỉ đạo, phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức triển khai tập huấn, truyền thông các chương trình do phòng phụ trách

 Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện điều tra, khảo sát, rà soát đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo hàng năm và đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh;

Nắm tình hình quản lý, theo dõi kết quả thực hiện các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn trong và ngoài tỉnh

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

 Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm, của phòng; tổ chức, triển khai, đôn đốc, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác của phòng.

Dự các cuộc họp: dự họp và làm việc tại Bộ, dự họp tại UBND tỉnh và các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức. Tổ chức và chủ trì  các cuộc họp phòng

Nghiên cứu văn bản hướng dẫn của cấp trên, soạn thảo các tài liệu tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo - Bảo trợ xã hội.

Chuẩn bị các cuộc họp Ban chỉ đạo thuộc lĩnh vực phòng tham mưu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Nghị quyết 30a/CP, Người Cao tuổi, chăm sóc TE có hoàn cảnh ĐBKK, Đề án 32 - Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020, Đề án- Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Chính phủ về “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020.

Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm và giai đoạn. tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng

 Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các chuyên đề khác thuộc Sở; và một số văn bản khác.

Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

          2.3. Trưởng phòng Người có công

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về việc quản lý, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc công chức trong phòng thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng:

Theo dõi, quản lý và giải quyết các chính sách, chế độ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; hồ sơ đối với quân nhân, công an nhân dân theo Quyết định 142 và Quyết định 53; công tác điều dưỡng, điều trị và trang cấp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng; Cấp đổi thẻ thương bệnh binh...

Theo dõi, quản lý và giải quyết các chính sách liên quan đến công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ; mộ liệt sỹ do gia đình tự nguyện giữ lại quản lý ở nghĩa trang gia tộc

    Theo dõi công tác điều dưỡng người có công cách mạng

Theo dõi chính sách, chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

    * Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

 Phụ trách chung và chịu trách nhiệm vụ mọi hoạt động của phòng

 Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của phòng

 Nhận văn bản, nghiên cứu văn bản và phân văn bản cho nhân viên trong phòng thực hiện

 Tham mưu giúp lãnh đạo Sở các lĩnh vực về chế độ chính sách đối với người có công

 Báo cáo định kỳ, đột xuất

Theo dõi chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách người có công

  Theo dõi công tác phong trào xã, phường, thị trấn làm tốt công tác TBLS&NCC và thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng tiêu biểu trong các lĩnh vực

 Theo dõi công tác phụng dưỡng, đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng và tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho gia đình chính sách

Theo dõi phong trào chăm sóc người có công: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa

 Thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng, giải quyết chế độ Điều dưỡng luân phiên, định kỳ cho đối tượng NCC.

           Phụ trách công tác thi đua khen thưởng của phòng

 Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

 Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

          2.4. Trưởng phòng Lao động - Việc làm.

          * Công việc lãnh đạo, quản lý

          Điều hành chung, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng về lĩnh vực lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh; xây dựng, triển khai các chính sách Chương trình, đề án, dự án được lãnh đạo sở giao; trực tiếp phụ trách lĩnh vực lao động, việc làm.

Các chính sách hỗ trợ việc làm, thị trường lao động, điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động.

Quản lý lao động là người nước ngoài; cấp giấy phép cho lao động người nước ngoài

Chế độ đối với người động: hợp đồng lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương.

Hoạt động tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo.

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

Xây dựng kế hoạch công tác năm của phòng; kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch triển khai nhiệm vụ theo từng lĩnh vực

Xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí

Nghiên cứu, dự thảo các văn bản chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực chuyên môn Tổ chức các hội nghị tập huấn, tuyên truyền tại tỉnh, huyện  Thẩm định văn bản, số liệu, đơn thư thuộc nhiệm vụ của phòng trước khi trình lãnh đạo Sở ký (văn bản do chuyên viên soạn thảo)

Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập thông tin cung - cầu lao động

Thẩm định thủ tục hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

Nghiên cứu, chuẩn bị nội dung hội nghị tập huấn, tuyên truyền lĩnh vực: lao động, việc làm, thông tin thị trường lao động…

Khảo sát thị trường lao động ngoại tỉnh; kiểm tra tình hình lao động đang bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài tại các cơ sở đào tạo xuất khẩu lao động

Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, tổng kết, sơ kết (do tỉnh và Trung ương tổ chức) Kiểm tra, giám sát công tác lao động, việc làm

Tham gia các cuộc họp với các cơ quan, đơn vị, sở ngành liên quan.

Họp giao ban của cơ quan, sinh hoạt chi bộ; họp phòng, hội ý, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn với cán bộ công chức trong phòng

Phối hợp trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan đơn vị, các phòng chuyên môn của sở

Báo cáo kết quả thực hiện các lĩnh vực (cả định kỳ và đột xuất ); Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng theo tháng, quý, năm

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá công chức; công tác thi đua khen thưởng của phòng, khối thi đua; khen thưởng theo lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ

Thư viện video











 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1